Phản ứng hóa học của Fe2O3 HNO3 đặc nóng là phương trình phản ứng hóa giữa sắt (III) oxit với axit nitric. Ở phương trình phản ứng này Fe2O3 tác dụng với HNO3 loãng chỉ tạo ra muối sắt (III) và nước. Mời các bạn tham khảo phương trình dưới đây của Hocvn.
Phản ứng hóa học của Fe2O3 HNO3 đặc nóng
- Phương trình hóa học: Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
- Điều kiện phản ứng Fe2O3 và dung dịch HNO3: Không có
- Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 và dung dịch HNO3: Cho Fe2O3 tác dụng với axit nitric
- Hiện tượng nhận biết phản ứng: Chất rắn màu đen Sắt III Oxit (Fe2O3) tan dần
Fe2O3 HNO3 đặc nóng – Kiến thức về Oxit Fe2O3
Oxit là gì?
Oxit là hợp chất hóa học có chứa 2 nguyên tố. Một nguyên tố trong đó là Oxi.
Bạn đang xem: Học Tập Việt Nam
Ví dụ: CuO, CaO, FeO, SO2, CO2,…
Công thức tổng quát của oxit
Công thức hóa học chung của oxit là: MxOy.
Trong đó: Gồm có ký hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và ký hiệu hóa học của nguyên tố M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x
Phân loại Oxit
Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học của oxit, có thể chia oxit ra thành 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Oxit bazơ
Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,…) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,…) trừ Be.
Oxit bazơ tác dụng được với axit để tạo thành muối và nước. Một số oxit bazơ phản ứng với nước để tạo thành bazơ tan gọi là kiềm.
Ví dụ: Na2O – Xút vảy NaOH, Fe2O3 – Fe(OH)3…
- Oxit axit
Oxit axit được gọi là anhidrit axit, là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao
Ví dụ: Mn2O7 – HMnO4, CO2 – H2CO3, P2O5 – H3PO4.
- Oxit lưỡng tính
Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al2O3, ZnO.
- Oxit trung tính
Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không phản ứng với axit, bazơ, nước.
Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,..
Tính chất hóa học của oxit
Xem thêm : Flexible Herstellung: Wie wird Wasserstoff erzeugt?
1. Oxit bazơ
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
- Na2O + H2O → 2NaOH
- BaO + H2O → Ba(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ:
- BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
- Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ:
- CaO + CO2 → CaCO3
2. Oxit axit
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Xem thêm : baomoi
Thí dụ:
- SO3 + H2O → H2SO4
- P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Xem thêm : baomoi
Thí dụ:
- CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Xem thêm : baomoi
Thí dụ:
- CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính
Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.
Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Cách gọi tên oxit như thế nào ?
Tên gọi của oxit như tôi đã thấy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng theo quy luật chúng ta vẫn có thể phân chia cách gọi oxit theo phân loại oxit như sau:
– Cách thứ 1: Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit
Cách này thường chỉ được áp dụng với nguyên tố kim loại có 1 hóa trị. Còn kim loại mà nhiều hóa trị chúng ta tham khảo cách bên dưới nhé.
Ví dụ:
- Na2O đọc là Natri Oxit
- Al2O3 đọc là nhôm oxit
- MgO đọc là Magie Oxit
– Cách thứ 2: Cách gọi tên oxit kim loại nhiều hóa trị
Tên oxit = Tên kim loại(hóa trị) + oxit
Cách này được áp dụng khi gọi tên oxi mà trong hợp chất kim loại có nhiều hóa trị.
Ví dụ:
- FeO là oxit được đọc tên “Sắt(II) Oxit
- Fe2O3 là oxit được đọc tên “Sắt(III) Oxit
Quan sát ví dụ bên trên thì ta thấy việc gọi tên cũng không khác cách thứ 1 là mấy, nhưng nó sẽ giúp chúng ta dịch ngược lại được công thức hóa học. Sắt (II) hay Sắt (III) thì cũng đều là Sắt Oxit nhưng công thức hóa học lại khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. Do đó, chúng ta cần đọc tên chính xác để còn xác định chất nhé.
– Cách thứ 3: Cách gọi tên oxit phi kim nhiều hóa trị
Tên oxit = Tiền tố thứ 1(hay còn gọi là tiếp đầu ngữ) + Tên phi kim + Tiền tố thứ 2(Tiếp đầu ngữ) + Oxit
- Bảng tiền tố – tiếp đầu ngữ để chỉ số nguyên tử:
Fe2 Sắt Oxit Fe2O3O3 là oxit gì?
- Sắt (III) oxit (công thức Fe2O3) là một oxit của sắt. Nó có khối lượng mol 159,6922 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 12,5×10−6/℃, nhiệt độ nóng chảy 1565 ℃.
- Fe2O3 hay sắt (III) oxit là một oxit bazơ.
- Cấu tạo gồm: 2 nguyên tố Fe kết hơp với 3 nguyên tố O.
- Hợp chất sắt (III) oxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +3.
- Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về phản ứng hóa học của Fe2O3 HNO3 đặc nóng, cùng với đó Hocvn đã củng cố lại một số kiến thức liên quan đến Oxit, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nguồn: https://shopdoc.vn
Danh mục: Hóa